Chúng ta cùng nhìn lại những xu thế nổi bật nhất trong ngành minh họa 12 tháng qua
Khi nói đến minh họa, mọi người đều có các phong cách thiết kế cá nhân của riêng mình. Và xuyên suốt sự nghiệp của bạn, phát triển kĩ năng đó và biến nó thành của riêng và đại diện cho “tiếng nói nội tâm” của mình nên được đặt lên hàng đầu hơn là đi theo xu hướng một cách mù quáng.
Dù vậy vẫn rất thú vị khi thấy những điều kì diệu xảy ra trong thế giới bao la của ngành minh họa và chính xác hơn đó là những công việc nào đang được thực hiện. Vậy nên trong bài viết này, chúng tôi tập hợp lại 6 xu thế “làm mưa làm gió” trong vòng 12 tháng qua.
Nếu có một cái nào khác bạn nghĩ chúng tôi đã bỏ lỡ, xin hãy cho chúng tôi biết trong phần bình luận phía dưới.
1. VR (thực tế ảo)
Simon Silsbury nhận ra được những gì mà công nghệ mới có thể làm cho các người làm minh họa.
Năm 2016 thực sụ là một năm của VR và thậm chí những người vẽ tranh minh họa cũng đã đưa nó vào trong tác phẩm của mình. Simon Silsbury đã phác họa trên tường rồi sau đó tiếp tục với một chiếc HTC Vive để tái tạo lại hình ảnh minh họa sống động (xem kết quả ở video này). Chúng ta cũng thấy Christoph Nieman đã biến đổi minh họa trang bìa cho tạp chí The New Yorker thành một phiên bản VR 360o. Trong khi những phần mềm mới như Quill cho chiếc Oculus Rift cung cấp cho các nhà minh họa kĩ thuật số khắp nơi để làm triệu hồi những thế giới mới bằng cách vẽ trong không khí.
2. Trừu tượng
Tranh minh họa cho studio thiết kế Hort ở Hamburg của Chris Harman.
Theo nhiều cách, thế giới năm 2016 có cảm giác một chút tăm tối và rời rạc và điều này được phản ánh qua một xu hướng rõ ràng với sự trừu tượng, sự bù trừ và sự phi thực tế trong việc cắt bớt các góc cạnh của thế giới minh họa. Ví dụ cho việc này có thể thấy trong tác phẩm theo phong cách tự do và không liền mạch một cách kì lạ của Chris Harman (phía trên); những nhân vật hoạt hình hình khối không cân xứng của Joel Plosz; những hình dạng mềm mại với mực và màu nước của Eleni Kalorkoti và những bức vẽ trừu tượng không mang nhiều giá trị nhưng lại rất đẹp của Anna Beil.
3. Lo-fi
Làm việc chủ yếu như là một nhà minh họa thời trang, Joyride
– cuốn sách đầu tiên của Zoë Taylor được xuất bản vào năm 2016.
Một cách khác để chiêm ngưỡng các tác phẩm trừu tượng là chủ động tiếp cận chúng bằng phong cách Lo-fi. Và chúng ta đã thấy một chút về chúng trong năm nay, từ quyển sách Joyride của Zoë Taylor xuất bản bởi thời báo Breakdown (phía trên) cho tới bức họa vẽ bằng bút chì màu như trẻ con cho tạp chí Leibniz của Paula Bulling, tranh in độc bản buồn rầu của Yann Kebbi và những thí nghiệm Instagram minh họa của Marcus Oakley.
4. Chính trị
Hình minh họa cho tờ New York Times của Mark Leibovich.
2016 là một năm bị thống trị bởi sự biến động đột ngột của chính trị và các nhà minh họa đã đáp lại nó bằng các tác phẩm của mình. Tranh minh họa của Mark Leibovich cho tạp chí New York Times “Will Trump Swallow the G.O.P. Whole?” nằm ở giữa thu hút nhiều sự chú ý nhất (Bạn có thể đọc nhiều hơn về cách thực hiện của ở đây).
Nhưng cũng có vô số nhiều cái khác với minh họa bức tường gạch của Bob Staake cho chiến thắng của Trump của tờ New Yorker; chiến dịch poster chống Brexit từ những người giỏi nhất về minh họa, những bức tranh gợi hình của Eva Bee cho tờ Guardian và những câu chuyện minh họa đầy đau khổ về những người tị nạn Syria của Oliver Kugler.
5. Nghệ thuật cắt dán
Các bức tranh ghép của Taku Bannai được thực hiện một cách đơn đơn giản nhưng vô cùng tuyệt đẹp.
Những hình cắt dán bắt mắt và đầy sáng tạo có vẻ như đang chứng minh rằng đây là một cách đang ngày càng phổ biến cho các nhà minh họa để gây được sự chú ý cho chính bản thân họ trên Instagram. Chúng tôi đặc biệt thích các tác phẩm đơn giản nhưng nghệ thuật của Taku Bannai (phía trên); Truyện tranh từ mẫu cắt ghép của Samplerman, sự sáng tạo lo-fi của Jean Philippe Calver và sản phẩm thủ công đẹp đẽ của Carlin Diaz.
6. Sự nghịch ngợm
Tranh minh họa thô lỗ của nhà minh họa ở Brooklyn – Cute Brute
– đã mang đến cho anh ta nhiều sự khâm phục.
Một thế hệ mới đang lớn lên đối với những người mà phim khiêu dâm hạng nặng và hình khiêu dâm trên mạng xã hội có khả năng chỉ làm cho họ cảm thấy bình thường như một cái nhún vai hơn là một cú sốc. Vậy nên không ngạc nhiên gì khi hình minh họa chuyển hướng sang những cái ngỗ ngược và tục tĩu đang tràn lan. Ví dụ có thể thấy trong tác phẩm của nhà minh họa ở Brooklyn Cute Brute (phía trên), hình ảnh động Karma Sutra buồn bã của Joe Schlaud, series Moonmambo của Teresa Orazio, bộ sưu tập video drop caps Vixen của Jade Shulz và chiến dịch nóng lên toàn cầu cho Mother London của Josh McKenna.
CÔNG TY TNHH THIẾT KẾ DD
Hotline: 0974 470 718
Email: info@thietkedd.vn
Website: http://thietkedd.vn
thietkedd.vn: công ty thiết kế nội thất chuyên nghiệp uy tín